Việc phát triển CNST tại một số quốc gia trên thế giới Công_nghiệp_sáng_tạo

Tại châu ÂuBắc Mỹ, đã hình thành mạng lưới các thành phố sáng tạo và được UNESCO công nhận, như thành phố văn học Edinburg (Scotland), thành phố âm nhạc Bologna (Ý) hay Sevilla (Tây Ban Nha) hay thành phố thiết kế Montréal (Canada), Berlin (Đức). Sự hình thành phân vùng các ngành công nghiệp sáng tạo, mạng lưới các quận huyện đã thúc đẩy tập trung hóa phân công lao động, giúp họ tiếp cận được với nguồn tri thức văn hóa và sáng tạo to lớn đầy tiềm năng. Theo số liệu điều tra của Eurostat và AMADEUS được ghi nhận bởi Vụ châu Âu (2006), tỉ lệ đóng góp của nền kinh tế sáng tạo vào các quốc gia châu Âu lần lượt là khoảng 3% (Anh), 3,2% (Thụy Sĩ), 3,4% (Litva), 2,5% (Hà Lan), 2,7% (Ba Lan). Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là cửa ngõ sáng tạo kết nối giữa châu Âu và châu Á ([1], trang 48).Tại châu Á, tuy khởi động muộn hơn các quốc gia châu Âu, nhưng các thành phố sáng tạo cũng đã được hình thành trong những năm 2001 – 2006 tại những thành phố lớn như Yokohama (Nhật Bản), Thượng Hải (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc). Tại đó, có những mạng lưới công nghiệp sáng tạo cùng phân vùng mang nét đặc trưng văn hóa riêng của từng quốc gia. Một số điển hình có thể kể đến là Quận Văn hóa Tây Kowloon (Hồng Kông), Quận nghệ thuật Daishanzi Art (Bắc Kinh). Theo báo cáo của UNCTAD (2008), tại Hàn Quốc, làn sóng công nghiệp sáng tạo thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các sản phẩm công nghệ game, ảnh độngđồ họa đa chiều về thị giác, với sư gia tăng từ 12,7 triệu USD trong năm 1999 lên 37,5 triệu USD năm 2003 trong trị giá xuất khẩu lập trình truyền hình. Tại Thượng Hải, nhờ vào những chính sách như Kế hoạch phát triển 5 năm (2006 – 2010), đã có khoảng 75 khu công nghiệp sáng tạo mới dọc thành phố, tạo cơ hội làm việc cho hơn 25000 người, đẩy trị giá đóng góp của ngành CNST vào tổng giá trị GDP lên mức 6% vào năm 2005 [2]. Tại Úc, một số dự án nhằm phát triển ngành CNST được tiến hành từ năm 2008 tại bang Queensland, với một số đề xuất được phê duyệt như việc xây dựng Trung tâm thiết kế tại địa điểm dễ tiếp cận thuộc khu vực trung tâm của bang.Tại Mỹ Latinh, các chương trình đào tạo ngành CNST cũng được tổ chức bởi các tổ chức phi chính phủ như ACB/JR, MJK v.v. cho trẻ em thuộc đối tượng cần được bảo vệ, chăm sóc. Ngoài ra, các chương trình trao đổi và kết nối khu vực đã tạo cơ hội trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong khu vực về âm nhạc, vũ điệu và thời trang giữa các quốc gia Nam Mỹ. Những lễ hội carnival hình thành nền công nghiệp carnival tại các quốc gia như Brasil, Cuba, Columbia. Chile với sự phát triển công nghiệp âm nhạc, đội ngũ nhân lực có trình độ cao, được đánh giá là quốc gia đi đầu trong hệ thống thông tin Công nghệ sáng tạo với những thống kê về CNST được xuất bản thành ấn phẩm mỗi năm ([1], trang 52). Tại Columbia, nhiều lĩnh vực công nghiệp sáng tạo được xem là có đóng góp khoảng 10% cho sự giàu có của quốc gia này như công nghiệp thời trang, chế tác đồ trang sức, sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân (personal care products) và du lịch nghỉ dưỡng (health tourism) ([2], trang 66).Các quốc gia vùng Trung Đông và châu Phi cũng đã bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của nền công nghiệp sáng tạo. Báo cáo của UNCTAD (2008) cho thấy có khoảng 7 quốc gia châu Phi như Nam Phi có nền công nghiệp biểu diễn và 2 trong số đó đã hình thành được nền công nghiệp ghi âm là Nam Phi và Zimbaque. Các quốc gia vùng Trung Đông, theo khảo sát của WIPO (2004), lựa chọn xuất bản sách, âm nhạc (hòa âm ghi âm), sản xuất phim ảnh và công nghiệp phần mềm như là những ngành công nghiệp tiềm năng.